1. Hoà Lưới bám tải (Zero-Export) là gì?
Hòa lưới bám tải (Zero-Export) là hệ thống điện mặt trời đấu nối chung với lưới điện của điện lực, hệ thống có chức năng đo đạc công suất tiêu thụ điện của tải tiêu thụ để tạo ra công suất điện bằng với lượng điện tải tiêu thụ, không tạo ra điện dư thừa và không đẩy ra lưới điện.
Nếu công suất tải tiêu thụ lớn hơn công suất tối đa của inverter hoà lưới bám tải thì điện lưới sẽ tự bù vào lượng còn thiếu.
Vậy, có thể nói nôm na hệ thống điện mặt trời hoà lưới bám tải là hệ thống điện mặt trời hoà lưới 1 chiều, chỉ cho phép điện từ lưới điện đi vào cung cấp cho tải chứ không cho phép điện từ hệ thống điện mặt trời phát ra lưới điện.
Các Thiết bị cần thiết để lắp đặt thành một hệ thống điện mặt trời hoà lưới bám tải ngoài tấm Pin mặt trời và Inverter hoà lưới sẽ có:



2. Tại sao nên lắp hệ thống điện mặt trời hoà lưới bám tải
Hệ thống điện mặt trời hoà lưới thông thường sẽ có dòng điện từ lưới điện đi vào cung cấp cho tải tiêu thụ và dòng điện từ hệ thống điện mặt trời đi ra lưới điện, vì vậy hệ thống điện mặt trời hoà lưới sẽ được lắp đặt công tơ điện 2 chiều để đo đạc dòng điện trên. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại thì Chính phủ không còn chính sách mua điện mặt trời và Điện lực không cho phép lắp đặt công tơ 2 chiều thì Hệ thống điện mặt trời Hoà lưới bám tải (hay là hoà lưới 1 chiều) sẽ được ưu tiên sử dụng nhiều hơn.
Như đã biết, Hệ thống điện mặt trời hoà lưới có nhiều hiệu quả về kinh tế, khi không còn chính sách mua điện mặt trời hòa lưới của điện lực (Hết hiệu lực ngày 31/12/2020), một số Chủ đầu tư sẵn sàng lắp đặt hệ thống điện mặt trời hoà lưới để sử dụng và không cần bán điện, tuy nhiên sản lượng điện mặt trời nếu dư phát lên lưới được công tơ điện ghi nhận như là điện lấy từ lưới vào tiêu thụ. Càng phát ra lưới nhiều điện mặt trời, số điện của công tơ ghi nhận càng tăng và Chủ đầu tư phải trả thêm tiền cho lượng điện dư mà hệ thống điện mặt trời phát lên lưới, vì vậy hóa đơn tiền điện có thể sẽ không giảm mà còn tăng cao hơn. Vậy là Chủ đầu tư chịu thiệt đôi đường, họ bị EVN tính tiền cả những KWh mà họ tặng không cho EVN.
Vậy, để giải quyết tình trạng này, một số Chủ đầu tư yêu thích điện mặt trời hòa lưới đành lòng chọn giải pháp Lắp đặt hệ thống điện mặt trời hoà lưới bám tải để không bị trả tiền cho phần sản lượng điện mặt trời dư thừa phát lên lưới.
3. Các loại Inverter có chức năng hoà lưới bám tải?
Bộ Inverter hòa lưới bám tải là một dạng của inverter hòa lưới và có thêm chức năng Zero-Export để không đẩy lượng điện dư ra lưới. Nó được kết nối bằng dây tín hiệu với 1 cảm biến dòng điện CT hoặc các bộ Meter 1 pha hay 3 pha, các thiết bị này sẽ được đặt ở đầu nguồn, gần với công tơ điện chính trong nhà. Thiết bị cảm biến sẽ liên tục đo cường độ dòng điện ra vào trong mạch điện, sau đó phát tín hiệu về inverter hòa lưới bám tải, lúc này inverter thực hiện việc điều chỉnh công suất phát điện sao cho dòng điện qua cảm biến gần bằng 0. Thực tế, quá trình hoạt động của bộ bám tải diễn ra rất nhanh. Do đó, nó chỉ có thể hòa lưới phần điện đúng bằng công suất sử dụng.
Nếu sử dụng Inverter hoà lưới bám tải với chức năng Zero-export cho quy mô Hộ gia đình thì các bạn nên sử dụng inverter Goodwe, SolaX, Growatt hoặc Luxpower vì bản thân inverter đã được tích hợp chức năng này mà không cần thiết bị điều khiển, đo lường ngoại trừ CT hay Meter. Với quy mô công nghiệp các bạn có thể sử dụng các hãng SMA, ABB, Huawei, Sungrow… Tuy nhiên việc cài đặt cũng phức tạp hơn và đòi hỏi kỷ sư có tay nghề cao hơn để cài đặt.
Hướng dẫn lắp đặt, đấu nối các thiết bị trong một Hệ thống điện năng lượng mặt trời Hoà lưới bám tải:


4. Hệ thống điện mặt trời hoà lưới bám tải phù hợp với đối tượng sử dụng nào?
Điện mặt trời hoà lưới bám tải phù hợp với khách hàng có lượng tiêu thụ điện vào ban ngày nhiều và hàng tháng phải trả nhiều tiền điện cho điện lực. Trường Phúc Solar khuyến nghị khách hàng có hoá đơn tiền điện trên 2 triệu đồng/tháng mới nên xem xét để lắp điện mặt trời hoà lưới bám tải.
LƯU Ý: Hệ thống hoà lưới bám tải có cấu hình và chức năng phức tạp hơn hệ thống hoà lưới, nên Chủ đầu tư nếu mong muốn lắp điện mặt trời hoà lưới cần phải liên hệ với đơn vị chuyên nghiệp, uy tín, để tính toán được lượng điện tiêu thụ của khách hàng sẽ phù hợp để lắp hệ thống hoà lưới bám tải công suất bao nhiêu kWp thì sẽ hiệu quả về kinh tế. Các đơn vị lắp điện mặt trời không uy tín hoặc không có năng lực sẽ không tính được công suất phù hợp và sẽ tư vấn khách hàng lắp càng nhiều càng tốt, khi đó điện mặt trời sẽ dư thừa gây lãng phí và mang lại ít hiệu quả về kinh tế cho khách hàng.
5. Những lưu ý quan trọng khi lắp Điện mặt trời hoà lưới bám tải 3 phase
Bước đầu tiên là khảo sát kỹ, đánh giá cơ bản được hệ thống điện của khách hàng, nhu cầu sử dụng điện như thế nào,đo dòng điện từng pha cụ thể bằng đồng hồ vạn năng để biết được tải có cân bằng hay không , nếu có sự chênh lệch thì tỉ lệ chênh lệch giữa các pha là bao nhiêu.
Nếu lắp hoà lưới bám tải sử dụng inverter 3 phase thì chỉ lắp trong trường hợp 3 phase cân bằng hoặc độ lệch phase không quá lớn, vì nguyên lý bám tải của inverter hoà lưới 3 phase là sẽ bám theo phase có công suất tiêu thụ nhỏ nhất, điều này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống, sản lượng điện tạo ra sẽ không như kì vọng tính toán.
Ví dụ: Một hệ thống điện năng lượng mặt trời 3 phase có công suất 30kwp, công suất tổng tiêu thụ của phụ tải 3 phase là 27kw, như vậy mỗi phase là 9 kw, như vậy biến tần sẽ điều chỉnh công suất phát điện mặt trời là 27kw và chia đều cho mỗi phase là 9kw. Trường hợp này là lý tưởng với nguyên lý bám tải 3 phase.
Trường hợp tổng phụ tải là 27kwh, nhưng tiêu thụ ở 3 phase bị lệch ví dụ lần lượt là 12kw, 9kw, 6kw thì biến tần sẽ điều chỉnh công suất phát của điện mặt trời theo pha có phụ tải nhỏ nhất và tạo ra công suất 18kw chia đều cho mỗi phase 6kw, hai phase còn lại có công suất tiêu thụ lớn hơn sẽ được điện lưới bù vào mỗi phase lần lượt là 6kw và 3 kw, được gọi là bám tải theo phase có phụ tải nhỏ nhất.
Giải pháp khi 3 phase không cân bằng (lệch phase), cả 3 giải pháp chúng tôi nêu ra dưới đây đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, tuỳ vào các tình huống mà có thể lựa chọn phương pháp
- Sử dụng 3 inverter hoà lưới 1 phase bám tải riêng biệt từng phase
Giải pháp này có ưu điểm là tải chia cho các phase nên inverter của phase nào sẽ bám theo phase đó nên hiện tượng lệch pha sẽ không còn là vấn đề, do đó hiệu suất phát điện của hệ thống sẽ được tối ưu.
Tuy nhiên nhược điểm cơ bản của giải pháp này là tốn kém chi phí đầu tư ban đầu cho khách hàng.
- Sử dụng inverter 3 phase hybrid
Ưu điểm của phương pháp này là phase nào sẽ bám theo pha đó nên không ảnh hưởng đến hiệu suất kể cả khi 3 pha có độ chênh lệch
Tuy nhiên nếu sử dụng inverter hybrid 3 pha thì chi phí sẽ cao, ảnh hưởng đến cho phí đầu tư ban đầu của khách hàng
- Cân bằng phase, chia lại tải tiêu thụ
Ưu điểm của giải pháp này là tối ưu được chi phí trong khi vẫn dụng 1 inverter hoà lưới bám tải 3 pha, tuy có tốn một ít chi phí để kỹ thuật điện cân lại tải
Tuy nhiên giải pháp này vẫn có nhược điểm kể cả khi đã cân lại tải nhưng trong quá trình sử dụng điện thì tải tiêu các pha vẫn có thể bị lệch ( thường xảy ra với nhà dân, ít với các nhà máy, kho lạnh). Điều này cũng dẫn đến mất hiệu suất một tỉ lệ nhất định tuỳ thuộc vào từng trường hợp.
6.Trường Phúc Solar: Đơn vị chuyên thi công lắp đặt hệ thống điện mặt trời hoà lưới bám tải
- CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT NĂNG LƯỢNG TRƯỜNG PHÚC
Chuyên cung cấp Giải pháp lắp đặt Hệ thống điện năng lượng mặt trời Hòa lưới bám tải chất lượng cao, hiệu suất năng lượng tối ưu, thi công thẩm mỹ, hoàn toàn yên tâm với thiên tai gió bão và giá thành hợp lý cho các Hộ gia đình, Hộ kinh doanh, Doanh nghiệp, Nhà xưởng sản xuất…v.v trên toàn quốc.